Tìm hiểu Công nghệ in 3D

Dành cho ai yêu thích công nghệ in 3D TPHCM

Hé lộ lộ các bước khởi nghiệp với in 3D tại Việt Nam

Tại Việt Nam, xu hướng giới trẻ yêu công nghệ tự mua sắm máy in và mở dịch vụ in 3D giá rẻ khá là hot. Khởi nghiệp với in 3D có dễ dàng và sinh lợi nhuận cao không? Hãy cùng chúng tôi giải mã hành vi mới lạ này! Theo trình tự các bước thực hiện, những "start-er" sẽ tiến hành như sau:

Bước đầu tiên: ĐẦU TƯ MUA MÁY IN 3D GIÁ RẺ

Không như 4-5 năm trước, máy in 3D ngày nay có giá rất rẻ. Thậm chí, bạn bỏ chút thời gian là có thể tự ráp máy in 3D nhỏ gọn mà đủ đáp ứng (ở chừng mực tạm được).

Khi mua máy in 3D, bạn cần đảm bảo cân đối ngân sách với 2 câu hỏi:

- Chiến lược dịch vụ in 3D giá rẻ hay cao cấp?

- Độ lớn của thị trường, điều này quyết định số lượng máy móc in 3D mà bạn phải đầu tư

Xem máy in 3D giá rẻ:

 

f:id:blogin3D:20190424165100j:plain

Bước thứ 2: Xây dựng quy trình và quảng bá thương hiệu

Nói cho ghê gớm và bài bản là "làm brand" , thực ra, ngành in 3D dịch vụ khá đơn giản. Bạn thuê mặt bằng ( không cần mặt bằng lớn) rồi tiến hành dựng website, công ty...

Để quảng bá tới người cần in3d. bạn sẽ chạy quảng cáo facebook hoặc google với các từ khóa:

  • dịch vụ in 3d
  • in 3d giá rẻ
  • in 3d sinh viên
  • in 3d giá rẻ
  • in 3d tphcm
  • in 3d hà nội
  • tạo mẫu in 3d

Song song với quá trình nuôi doanh nghiệp, bạn sẽ phải cải tiến quy trình in 3D một cách tối ưu, giảm giá và thời gian vận hành. Nếu không, bạn có khả năng bị ngập trong một đống việc linh tinh ( báo giá, nghiên cứu file, cải tiến máy, gia công hậu xử lý mẫu in, sửa máy in...)

f:id:blogin3D:20190424165625p:plain

Bước 3: thay đổi hoặc chết

Nghe có vẻ buồn cười các bạn nhỉ? Tuy vậy, nếu không thay đổi bạn sẽ chết.

Sau bước 2, có thể kéo dài leo lắt 2-3 năm, bjan lờ mờ nhận ra in 3D không béo bở như mộng tưởng.

Vậy, bạn có 3 lựa chọn:

  • từ bỏ nghiệp in3d
  • cải tiến và bổ sung vào danh mục ngành nghề ( thiết kế)
  • tiếp tục leo lắt với sự nghiệp in 3d

Chúc các bạn may mắn, haha

 

 

Lỗi thường gặp khi xài máy in 3D

Một trong các vấn đề lớn nhất khi sử dụng máy in 3D là bất cẩn trong các tình huống tưởng chừng như không liên quan. Nhưng chúng lại ảnh hưởng tới chất lượng mẫu in và độ hoàn hảo của khâu gia công in ấn 3D.

Sau đây là các cách hạn chế sản phẩm in 3D lỗi nứt nẻ khi dùng nhựa PLA hay ABS

Đặt máy in 3D ở nơi thoáng gió

Có một điều cần lưu ý là nhựa ABS khi bị đun nóng thì có mùi hơi khó chịu và độc hại. Bởi vậy bạn cần đặt máy in 3D đang in nhựa ABS ở nơi kín gió nhưng cũng phải vắng người để không làm ảnh hưởng đến người khác.

Tất nhiên, có nhiều loại vật liệu in 3D và phương pháp in 3D khác nhau. Tựu chung, bạn nên có biện pháp cách ly máy in ra khỏi khu làm việc!

 

Tránh đặt máy in 3D ở phòng máy lạnh

Nhiều bạn đặt máy in 3D văn phòng làm việc nơi có máy lạnh đang hoạt động sẽ làm giảm nhiệt độ xung quanh máy in 3D và dễ gây ra lỗi khi in nhựa . Hơn nữa, phòng máy lạnh thường là nơi có nhiều người sinh hoạt nên cũng không thích hợp để đặt máy in 3D đang in.

 

Đặt máy in 3D ở phòng có nhiệt độ cao khi in

Điều này được thực hiện khá dễ dàng vào mùa nắng nóng. Bạn cứ chọn căn phòng nào nóng nhất mà đặt máy in 3D của mình khi in nhé.

Dùng bàn nhiệt và đầu in noozle sai quy cách

Khi sử dụng vật liệu ABS, nhiệt độ in đề nghị cho đầu phun là 230 độ C – 250 độ C và cho bàn in là 100 độ C – 130 độ C. 3D, giảm thiểu tối đa sự co rút của ABS.
nhựa PLA thì nhiệt độ là 190 - 200 độ C và bàn nhiệt để 50 -70 độ C. Bạn có thể sử dụng bàn nhiệt để làm chậm quá trình nguội của vật thể in

 

f:id:blogin3D:20180419195106j:plain

Tăng tốc độ in 3D


Thời gian in 3D quá lâu làm tăng nguy cơ sản phẩm bị lỗi hỏng. Bởi vậy, nếu đang in những vật thể rất lớn, bạn nên xem xét đến giải pháp gia tăng tốc độ cho máy in 3D của bạn. Một giải pháp có thể thực hiện được ngay mà không cần nâng cấp máy in 3D đó là…giảm chất lượng tạo mẫu 3D (tăng độ dày lớp).

 

Làm mịn mẫu in 3D ABS với acetone


Đối với những vết nứt nhỏ, bạn có thể giải quyết đơn giản bằng cách hấp sản phẩm ABS trong hơi axeton ở nhiệt độ thích hợp. Sản phẩm sau khi được xử lý như vậy sẽ mất đi các vết nứt, đường vân và bóng đẹp một cách bất ngờ. Tuy nhiên bạn lưu ý axeton là chất dễ cháy, hãy cẩn thận khi thực hiện giải pháp này. Thời gian tới mình sẽ có bài viết hướng dẫn chi tiết về việc xử lý bề mặt sản phẩm ABS với hơi axeton.
Còn đối với nhựa PLA thì phải có dung dịch riêng để ngâm vào thì sản phẩm mới bóng và đẹp ko còn những đường in

Bạn cũng có thể tham khảo thủ thuật in 3D nhựa ABS không cần gia nhiệt bàn in:

 

Cách in 3D nhựa ABS không cần bàn gia nhiệt!

ABS là vật liệu nhựa in 3D khó sử dụng, và yêu cầu phức tạp trong quá trình gia công chạy máy in 3D. Việc in đã kos, một số dòng máy in 3D giá rẻ không có bàn gia nhiệt, dẫn tới việc in nhựa ABS là bất khả thi. Vậy có cách nào in nhựa ABS trên máy in mà khỏi gia nhiệt 110 không?

Mình đã thử nghiệm thành công trên chiếc máy in 3D giá rẻ tpHCM:

 

Phương pháp in 3D nhưa ABS không cần gia nhiệt như sau:

 

1/ Kiếm một mạch in đục lỗ đa năng, nếu không thì kiếm bản mạch về khoan.

f:id:blogin3D:20180416170521j:plain

2/ Pha dung dịch ABS bằng cách trộn nhựa ABS (từ mẫu in hỏng hoặc hạt nhựa ABS) vào Acetone rồi lắc đều cho ABS tan vào Acetone. Kết quả được một dung dịch hơi sệt sệt là đạt chuẩn.

f:id:blogin3D:20180416170545j:plain

3/ Sau đó trét dung dịch ABS ở bước 2 lên bản mạch đã khoan lỗ, sao cho nhựa bám vào các lỗ.

4/ Chạy máy in 3D và hưởng thụ thành quả tạo mẫu 3D

f:id:blogin3D:20180416170606j:plain

Lưu ý, phương pháp này không áp dụng được với loại vật liệu in 3D PETG

Bạn có thể tự thực hành rồi báo kết quả hoặc thắc mắc lên đây.

Có các phương pháp in 3D nào, và ưu nhược điểm ra sao?

Công nghệ in 3D là hướng phát triển mũi nhọn của ngành công nghiệp vũ trụ, xe hơi, y tế cho đến giáo dục.

Liệu bạn có đủ kiến thức để nắm bắt cuộc chơi in 3D này chưa? Hãy đọc bài viết bàn về các công nghệ in 3D và phương pháp tạo mẫu in 3D hiện nay nhé!

Bài này phù hợp cho những sinh viên cần đồ án môn học gia công 3D và tạo mẫu nhanh!

www.youtube.com

Hiện nay, trên thế giới có 4 công nghệ in phổ biến nhất là công nghệ SLS, công nghệ SLA, công nghệ Polyjet và công nghệ FDM. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn thấy ưu và nhược điểm của 4 công nghệ in 3D nói trên.

f:id:blogin3D:20180413161937j:plain

Công nghệ SLS

Công nghệ SLS là công nghệ in 3D dùng tia laser hóa rắn các vật liệu dạng bột như bột thủy tinh, bột gốm sứ, thép, nhôm, tiatan, bạc,… đây là một công nghệ khá phổ biến, chúng ta thường thấy trong các quy trình tạo mẫu nhanh. Ứng dụng trong lĩnh vực in 3D kim loại:

in3d.hatenablog.com

Ưu điểm: Có thể in được các mô hình có thành mỏng, các chi tiết độ dẻo, mô hình lớn và có phần rỗng phía dưới đáy. Phù hợp cho quá trình tạo mẫu nhanh.

Nhược điểm: Chi phí đầu tư cho thiết bị và vật liệu khá cao, lượng vật liệu tiêu tốn lớn.

Hình Mô Phỏng Công Nghệ SLS

Công nghệ SLA

Tương tự như công nghệ SLS, các máy in 3D sử dụng công nghệ SLA sử dụng chùm tia laser/UV hoặc một nguồn năng lượng mạnh tương đương để làm đông cứng các lớp vật liệu.

Ưu điểm: Tạo ra các mô hình có độ chính xác cao, sắc nét và chính xác.

Nhược điểm : Vật liệu in khá đắt, sản phẩm in 3D bị giảm độ bền khi để lâu dưới ánh sáng mặt trời.

Công nghệ Polyjet

Công nghệ Polyjet à một phương pháp chế tạo bổi đắp hiện đại có khả năng tạo ra các mẫu với bề mặt nhẵn và độ chính xác cao. Với độ dày mỗi lớp in đạt 16 micron và độ chính xác đạt 0.1mm, nó có thể tạo ra các mẫu có các thành mỏng và hình dạng phức tạp với các vật liệu đa dạng.

Ưu điểm: In được nhiều vật liệu ,màu sắc lên cùng 1 sản phẩm. Chất lượng sản phẩm tuyệt vời

Nhược điểm: Chi phí đầu tư cho thiết bị sử dụng công nghệ Polyjet là khá đắt đỏ, vật liệu bổ trợ yếu.

Công nghệ FDM

Công nghệ FDM tạo ra các mẫu in bằng cách phun từng lớp vật liệu bị nung chảy theo chiều từ dưới lên. FDM là công nghệ in 3D phổ biến nhất hiện nay với điển hình là các dòng máy như máy in 3D Reprap, Makerbot, Printerbot, Flashforge.

Ưu điểm: Chi phí thấp, dễ sử dụng, thường sử dụng trong các sản phẩm yêu cầu chịu lực, tốc độ tạo hình 3D nhanh.

Nhược điểm: Độ chính xác không cao, khả năng chịu lực không đồng nhất giữa các chiều trục tọa độ.

Nhìn chung mỗi công nghệ đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, tùy theo công năng và yêu cầu của công việc mà chúng ta lựa chọn loại máy in 3D với công nghệ phù hợp. Để tìm hiểu chi tiết từng loại máy in 3D với từng công nghệ sử dụng, mời bạn xem tại blog công nghệ IN3D:

https://in3d.hatenablog.com/

Tại sao in 3D màu lại đắt vậy nhỉ?

Hôm qua mình có ghé shop IN 3D và đặt vấn đề in mẫu có màu sắc full color mô hình game thủ. Thực ra, số lượng màu cũng chỉ ở mức căn bản, nhưng mà mình biết chi phí in màu full color khá đắt!

 

Tại sao lại đắt?

 

Thứ 1: Dịch vụ in này còn mới mẻ, và cái gì ít thì giá sẽ bị đẩy lên cao. Quy luật marketing hết sức bình thường , haha . Nếu cần dịch vụ in 3D màu giá rẻ, bạn hãy đặt bên shapeways nhé

 

Thứ 2: in 3D màu full color là công nghệ cao, sử dụng các máy in 3D đắt tiền! Các máy này có chi phí lên tới tỷ đồng! Cũng có máy in 3D giá rẻ mà in được màu ( công nghệ FDM) nhưng còn kém hiệu quả.

Đây là thành quả của in màu cao cấp:

f:id:blogin3D:20180330153649p:plain

Còn đây là sản phẩm in màu ...giá siêu rẻ. Vật liệu nhựa PLA

 

f:id:blogin3D:20180330152927p:plain

Thứ 3: Công nghệ in màu đòi hỏi vật liệu tốn tiền. Mực in cũng tốn!

Nó dùng vật liệu in dạng bột (powder). Qúa trình in sẽ có tia laser nung nóng và hàn gắn các lớp bột lại với nhau. Tương ứng đó là một đầu phun màu bắn mực in thông thường lên các lớp bột.

Thứ 4: Thao tác và quá trình in phức tạp. Tốn nhân công!

Sau khi in xong, kỹ thuật viên phải dùng máy kín chân không, tẩy sạch các hạt bụi bám bên ngoài mẫu.

Tiếp đến là nhúng vào một hợp chất đặc biệt, loại coating này giúp lên màu sặc sở hơn!

Hy vọng thời gian tới, công nghệ in màu rẻ hơn để thỏa mãn cơn mê nhân vật game va fin tượng người làm quà tặng :)

 

 

 

Xây nhà bằng công nghệ in 3D, liệu có ổn?

Đợt vừa rồi mình nghe thấy mấy tin bảo rằng, bên DUbai đang xây biệt thự giá 4000 Đô-La, thời gian là 3 ngày! Qúa kinh khủng, bạn xem video xây nhà 3D ở kênh VOA nè:

www.youtube.com

Mình xem kỹ lại, thì ra căn nhà được xây bằng máy in 3D thực chất là một dàn máy phun bê tông tươi, rảo qua rảo lại theo các đường code lập trình sẵn!

Vấn đề công nghệ mình nghĩ có 2 rào cản lớn:

- Công nghệ vật liệu in 3D: cụ thể ở đây là hỗn hợp bê tông tươi. Cần đảm bảo nó khô nhanh để không bị..chảy xệ! Xem các bài viết về mực in 3D tại:

https://in3d.hatenablog.com/search?q=v%E1%BA%ADt+li%E1%BB%87u+in+3d

- Kỹ thuật lắp ráp và vận hành máy in 3d phun bê tông: Mình nghĩ, điều này khá phức tạp. Bạn sẽ phải chuẩn bị các ray trượt khổng lồ, không gian rộng rãi... để đảm bảo máy có thể vận hành trơn tru!

f:id:blogin3D:20180328140302p:plain

Tính hiệu quả của công nghệ xây nhà bằng in 3D

Mình nhận thấy, việc triển khai in 3d với ngành xây dựng có lẻ chi mang tính phô diễn kỹ thuật ( không phải công nghệ). Nếu áp dụng tràn lan thì chi phí sẽ đắt đỏ! Đồng thời, tâm lý người xây nhà, ai cũng muốn customize riêng biệt mẫu thiết kế, nội thất ... Chứ không muốn các mẫu có sẵn hàng loạt như thế!

 

Có lẻ, công nghệ này giúp ích khá nhiều cho các vùng có thiên tai thảm họa. Hoặc những vùng nghèo khó nơi mà việc thi công thiếu thốn về nhân công lẫn vật liệu!

 

 

in 3D vật liệu kim loại? có không? và nó ra làm sao?

Yeah, chúng ta lại gặp nhau!

Đã gần 1 tháng vọc vạch chiếc máy in 3D mới mua. Nhiều thứ hay h xảy ra, chẳng hạn như: bạn bè nhờ in giùm mấy mẫu 3D, in quà tặng, làm đồ linh tinh... Nói chung là có nhiều thứ thú vị từ công nghệ in 3D.

Mình có dùng mấy mẫu in ra để lắp vô đồ đạc trong gia đình. Tất nhiên là nó bằng vật liệu nhựa in3D PETG

Nó tuy có độ dai cao, chịu nhiệt tốt ngang với ABS và PE, PP. Tuy nhiên, mình lại ước, giá mà có máy in 3D kim loại thì tốt biết bao! Qua tìm hiểu, thì đúng alf có in3d kim loại, nhưng tại Việt Nam, máy in 3D metal giá vô cùng đắt! Còn đắt hơn cả in 3D màu full color.

 

Công nghệ in 3D kim loại ra làm sao?

f:id:blogin3D:20180324201320j:plain

in 3D vật liệu kim loại có nền tảng SLS viết tắt của Selective laser sintering

Tạm dịch là phương pháp thiêu kết vật liệu bằng tia laser. Như vậy, về bản chất, in 3D kim loại là dùng nguồn nhiệt cao làm chảy và dính đặc các lớp bột mịn lại với nhau. Ở đây, bột mịn (powder) là bột sắt, nhôm, hoặc titan.

Nghe có vẻ thú vị và lạ lẫm so với in 3D giá rẻ FDM nhỉ!

Mà công nghệ lạ một chuyện, thiết bị đi kèm cũng kì dị. Bởi vì nó cần một buồng kín để chứa bột. Các vật liệu gia công máy rất bền để chịu nhiệt độ cao!

Và nhất là in 3D kim loại đòi hỏi độ chính xác cao! Nó được dùng để gia công cánh quạt máy bay boeing đấy các bạn! Chất liệu là titanium

Ở Việt Nam, chỉ có vài công ty dám đầu tư dàn máy in3D kim loại. và điều đáng buồn là họ không làm dịch vụ in 3D phổ thông! Nếu bạn cần tiếp cận công nghệ này, chỉ còn nước đặt in 3D bên shapeways :

https://www.shapeways.com/materials/steel/

 

 OKay, để chờ 1 thời gian xem in 3D kim loại có phổ biến ở tphcm không nha :)