Tìm hiểu Công nghệ in 3D

Dành cho ai yêu thích công nghệ in 3D TPHCM

Có các phương pháp in 3D nào, và ưu nhược điểm ra sao?

Công nghệ in 3D là hướng phát triển mũi nhọn của ngành công nghiệp vũ trụ, xe hơi, y tế cho đến giáo dục.

Liệu bạn có đủ kiến thức để nắm bắt cuộc chơi in 3D này chưa? Hãy đọc bài viết bàn về các công nghệ in 3D và phương pháp tạo mẫu in 3D hiện nay nhé!

Bài này phù hợp cho những sinh viên cần đồ án môn học gia công 3D và tạo mẫu nhanh!

www.youtube.com

Hiện nay, trên thế giới có 4 công nghệ in phổ biến nhất là công nghệ SLS, công nghệ SLA, công nghệ Polyjet và công nghệ FDM. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn thấy ưu và nhược điểm của 4 công nghệ in 3D nói trên.

f:id:blogin3D:20180413161937j:plain

Công nghệ SLS

Công nghệ SLS là công nghệ in 3D dùng tia laser hóa rắn các vật liệu dạng bột như bột thủy tinh, bột gốm sứ, thép, nhôm, tiatan, bạc,… đây là một công nghệ khá phổ biến, chúng ta thường thấy trong các quy trình tạo mẫu nhanh. Ứng dụng trong lĩnh vực in 3D kim loại:

in3d.hatenablog.com

Ưu điểm: Có thể in được các mô hình có thành mỏng, các chi tiết độ dẻo, mô hình lớn và có phần rỗng phía dưới đáy. Phù hợp cho quá trình tạo mẫu nhanh.

Nhược điểm: Chi phí đầu tư cho thiết bị và vật liệu khá cao, lượng vật liệu tiêu tốn lớn.

Hình Mô Phỏng Công Nghệ SLS

Công nghệ SLA

Tương tự như công nghệ SLS, các máy in 3D sử dụng công nghệ SLA sử dụng chùm tia laser/UV hoặc một nguồn năng lượng mạnh tương đương để làm đông cứng các lớp vật liệu.

Ưu điểm: Tạo ra các mô hình có độ chính xác cao, sắc nét và chính xác.

Nhược điểm : Vật liệu in khá đắt, sản phẩm in 3D bị giảm độ bền khi để lâu dưới ánh sáng mặt trời.

Công nghệ Polyjet

Công nghệ Polyjet à một phương pháp chế tạo bổi đắp hiện đại có khả năng tạo ra các mẫu với bề mặt nhẵn và độ chính xác cao. Với độ dày mỗi lớp in đạt 16 micron và độ chính xác đạt 0.1mm, nó có thể tạo ra các mẫu có các thành mỏng và hình dạng phức tạp với các vật liệu đa dạng.

Ưu điểm: In được nhiều vật liệu ,màu sắc lên cùng 1 sản phẩm. Chất lượng sản phẩm tuyệt vời

Nhược điểm: Chi phí đầu tư cho thiết bị sử dụng công nghệ Polyjet là khá đắt đỏ, vật liệu bổ trợ yếu.

Công nghệ FDM

Công nghệ FDM tạo ra các mẫu in bằng cách phun từng lớp vật liệu bị nung chảy theo chiều từ dưới lên. FDM là công nghệ in 3D phổ biến nhất hiện nay với điển hình là các dòng máy như máy in 3D Reprap, Makerbot, Printerbot, Flashforge.

Ưu điểm: Chi phí thấp, dễ sử dụng, thường sử dụng trong các sản phẩm yêu cầu chịu lực, tốc độ tạo hình 3D nhanh.

Nhược điểm: Độ chính xác không cao, khả năng chịu lực không đồng nhất giữa các chiều trục tọa độ.

Nhìn chung mỗi công nghệ đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, tùy theo công năng và yêu cầu của công việc mà chúng ta lựa chọn loại máy in 3D với công nghệ phù hợp. Để tìm hiểu chi tiết từng loại máy in 3D với từng công nghệ sử dụng, mời bạn xem tại blog công nghệ IN3D:

https://in3d.hatenablog.com/